CARNIVORE.VN

Vì sao carnivore không được khuyến cáo bởi bác sĩ và chuyên gia?

Tác giả:

Lịch sử hai triệu năm của loài người, tổ tiên chúng ta đã là Carnivore từ những ngày đầu tiên . Trái ngược hoài toàn với giả thuyết phổ biến cho rằng sự tiến hóa và tồn tại của con người là nhờ vào sự linh hoạt trong chế độ dinh dưỡng, kết hợp săn bắt động vật với hái lượm trái hạt, bức tranh người tiền sử thời kỳ đồ đá được tái hiện từ nghiên cứu mới nhất của Đại học Tel Aviv (Israel) khắc họa: con người tiến hóa chủ yếu như những kẻ săn mồi động vật lớn (không chỉ khoảng chừng là hai giây, mà hơn hai triệu năm) [1].

Chưa tìm thấy dĩa xà lách nào từ các bức tranh trong hang động của người tiền sử
Chưa tìm thấy dĩa xà lách nào từ các bức tranh trong hang động của người tiền sử

Không quan trọng liệu bạn có tin rằng loài người bắt nguồn từ châu Phi, nơi địa hình đồng cỏ savanna chiếm hơn nửa diện tích và các loại hạt, trái cây không có sẵn quanh năm, hay không, chúng ta đều có thể đồng ý một điều: dù sinh sống ở những cánh rừng nhiệt đới, vùng ven biển, khu vực băng giá cằn cỗi, thịt động vật luôn là nguồn thực phẩm dồi dào nhất. Do đó, kết quả nghiên cứu trên không phải là điều khó hiểu.

Vậy nếu chúng ta đã là Carnivore từ lâu, vì sao phần đông các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng lại không ủng hộ, thậm chí phản đối chế độ carnivore? Nguyên nhân xuất phát từ nền giáo dục dinh dưỡng lạc hậu tại các trường y, chương trình chưa hề cập nhật từ những năm 1970:

Chất béo bão hòa (Saturated fat) gây bệnh tim mạch

Một số nguồn thực phẩm nằm trong thực đơn chế độ carnivore chứa chất béo bão hòa: thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai), mỡ động vật.

 Steak không giết bạn, steak yêu bạn
Steak không giết bạn, steak yêu bạn

Giả thuyết cho rằng chất béo và cholesterol là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch được trình bày bởi Tiến sĩ Ansel Keys năm 1955. Để chứng minh cho quan điểm này, ông tiến hành nghiên cứu nổi tiếng được gọi là "Nghiên cứu Bảy Quốc gia”. Keys nghiên cứu chế độ ăn của những người ở các quốc gia khác nhau và so sánh tổng lượng cholesterol và chất béo bão hòa với tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Ông tuyên bố rằng những người ăn chế độ ít chất béo, ít thịt, ít cholesterol có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.

Tuy nhiên, trong số tất cả 22 nghiên cứu, Ansel Keys đã chọn lọc 7 quốc gia bao gồm Hy Lạp, Ý, Nam Phi, Nhật Bản, Phần Lan và Hoa Kỳ để phù hợp với giả thuyết của mình. Khi xem xét tất cả 22 nghiên cứu, ta thấy mối quan hệ giữa chất béo và bệnh tim mạch không còn. Thậm chí các quốc gia như Hà Lan và Thụy Điển, mặc dù ăn nhiều chất béo bão hòa (đặc biệt là từ sữa, trứng, cá và thậm chí là sô cô la), nhưng vẫn có tỷ lệ bệnh tim mạch thấp. Bằng cách loại bỏ những quốc gia này, ông đã thành công trong việc thuyết phục mọi người rằng ông đã tìm ra mối quan hệ nhất quán giữa chất béo bão hòa và bệnh tim mạch.

Công trình của Keys đã phải đối mặt với sự chỉ trích và tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ông tập trung quá mức vào chất béo bão hòa, bỏ qua các yếu tố phức tạp khác gây ra bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã đặt nghi vấn với kết luận của ông, tiêu biểu là Nghiên cứu Cholesterol và Đường huyết: Mối liên kết giữa chất béo trong chế độ dinh dưỡng và rủi ro phát sinh bệnh tim mạch [2] và Chất béo bão hòa trong chế độ ăn và sức khỏe: Các hướng dẫn của Hoa Kỳ có dựa trên bằng chứng không? [3] năm 2021 được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ.

Trích dẫn

[1] Ben‐Dor, M., Sirtoli, R., & Barkai, R. (2021). The evolution of the human trophic level during the pleistocene. American Journal of Physical Anthropology, 175(S72), 27–56.

[2] Gaeini, Z., Mirmiran, P., Bahadoran, Z., Aghayan, M., & Azizi, F. (2021). The association between dietary fats and the incidence risk of cardiovascular outcomes: Tehran lipid and glucose study. Nutrition & Metabolism.

[3] Astrup, A., Teicholz, N., Magkos, F., Bier, D. M., Brenna, J. T., King, J. C., … Krauss, R. M. (2021). Dietary saturated fats and health: Are the U.S. guidelines evidence-based? Nutrients, 13(10), 3305.

Bình luận (0)

    Thêm bình luận mới: