Đây là bản dịch tiếng Việt từ video có tiêu đề The Truth about Cholesterol and Heart Disease của bác sĩ Anthony Chaffee trên kênh youtube Anthony Chaffee MD. Caveman cảm thấy nó bổ ích cho những người quan tâm đến chế độ keto hay carnivore, hay đơn giản những ai mong muốn cải thiện sức khoẻ nên đã tiến hành dịch lại để quý độc giả có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn.
Phần I: https://carnivore.vn/posts/su-that-ve-cholesterol-va-benh-tim-mach
Ăn đường dễ lên đường
Nguyên nhân thực sự gây ra bệnh tim là gì? Đó là quá trình bệnh viêm, một phần là do các phân tử đường bám vào các protein trên LDL-C (lipoprotein-cholesterol) và sdLDL-C (small dense low-density lipoprotein-cholesterol). Đây là hai loại protein khác nhau và chúng phản ứng khác nhau trong cơ thể bạn. Chúng là chất chuyển hóa fructose (một loại đường tự nhiên tìm thấy trong trái cây, nước ép trái cây, một số loại rau, mật ong) và cồn. Vậy nên, nếu bạn không ăn đường và không uống rượu bia, bạn sẽ đạt thể trạng tốt hơn rất nhiều. Khi các phân tử đường gắn kết vào hai loại protein trên, nó loại bỏ các thụ thể tế bào apoB100 cho phép gan của bạn hấp thụ chúng một cách bình thường, khả năng tiếp nhận hai loại protein trên bị mất. Lúc này, các thụ thể ăn xác (receptor scavenger) sẽ hấp thụ các thụ thể apoB100. Quá trình này diễn ra liên tục vì khả năng tiếp nhận của các thụ thể ăn xác gần như không có giới giới hạn. Điều này dẫn đến sự tích tụ quá mức, hình thành nên những tế bào bọt khổng lồ. Hơn nữa, chúng gây tổn thương động mạch của bạn, và sau đó những thứ này sẽ xâm nhập vào vết thương đó, hình thành xơ vữa động mạch. Nếu tế bào hay lớp nội tiết của mạch máu của bạn không bị tổn thương thì không quan trọng điều gì đang diễn ra vì nó sẽ không thể tiếp cận và gây ra mảng xơ. Vậy nên, bệnh tim là một quá trình diễn ra trong thời gian dài, gây ra bởi nhiều yếu tố. Nó không đơn giản là tiêu thụ cholesterol dẫn đến bệnh tim. Mấu chốt là đường huyết cao sẽ tăng những phản ứng trên, và fructose làm điều này càng nhiều hơn. Đó là lý do tại sao người tiểu đường có tỷ lệ bệnh tim cao hơn rất nhiều. Các loại tinh bột là yếu tố chính trong quá trình viêm nhiễm này, và chỉ có một số loại cholesterol nhất định là các chất trao đổi của fructose và cồn.
Omega-3 và Omega-6
Người dịch ghi chú: Nguồn thực phẩm chứa chất béo bão hoà (saturated fat): các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, sản phẩm từ sữa (phô mai, bơ động vật). Thực phẩm chứa chất béo không bão hoà (unsaturated fat): dầu ăn thực vật, cá, các loại hạt và ngũ cốc.

Chất béo không bão hòa, cũng là một vấn đề. Chúng ta sử dụng chúng để thay thế chất béo bão hòa. Họ nói chất béo không bão hòa tốt hơn vì chúng không làm tăng cholesterol của bạn. Nhưng có nghiên cứu cho thấy khi thay thế chất béo không bão hòa cho chất béo bão hòa, cholesterol của bạn giảm, nhưng tỷ lệ bệnh tim và cơn đau tim tăng lên. Chúng chứa một lượng lớn Omega-6. Tất cả các loại dầu ăn thực vật hoàn toàn không tự nhiên. Chúng không phải là những thứ mà chúng ta có thể tìm thấy trong tự nhiên, mà được sản xuất công nghiệp. Chất béo không bão hòa có lượng lớn Omega-6 so với Omega-3. Tỷ lệ giữa Omega-6 và Omega-3 trong cơ thể bạn đóng một vai trò quan trọng. Bạn cần cả hai, nhưng bạn cần Omega-3 tốt hơn, nhiều hơn. Omega-6 và Omega-3 sử dụng chung các enzyme để chuyển hóa, và vì vậy nếu bạn có nhiều Omega-6, bạn sẽ hấp thụ ít Omega-3 hơn, và bạn sẽ gặp các vấn đề sức khỏe, nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong liên quan đến tim tăng lên đáng kể.
Trên Tạp chí Hiệp hội Y học Mỹ, sau đó được công bố trên Tạp chí Y học New England, các ấn phẩm y học hàng đầu trên thế giới, họ phát hiện rằng việc tăng Omega-3 có mối liên hệ với sự sụt giảm tử vong do tim mạch, giảm tỉ lệ bị đau tim gấp 10 lần. Vậy nếu bạn có nồng độ Omega-3 cao hơn, bạn sẽ ít gặp phải các vấn đề tim mạch, đau tim, tử vong do tim mạch. Điều này rất quan trọng.
Và điều này cho thấy các yếu tố đối lập trong bệnh tim mạch. Khi bạn chuyển sang một chế độ ăn ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, bạn tăng Omega-6, giảm Omega-3, và vì vậy sức khoẻ bạn đi theo hướng khác. Có lẽ bạn đang thuộc vào nhóm ít gặp vấn đề tim mạch gấp 10 lần, và sau đó bạn tăng Omega-6 và giảm Omega-3, bây giờ bạn đang ở nhóm dễ gặp 10 lần hơn các vấn đề tim mạch, đột quỵ và tử vong. Đó không phải là điều bạn muốn. Astrup và cộng sự vào năm 2020, trên Tạp chí Y học Trường đại học Y khoa Mỹ, đã công bố một phân tích tổng hợp lớn cho thấy chất béo bão hoà không phải là tác nhân gây bệnh tim mạch và thực sự được phát hiện là yếu tố bảo vệ chống lại đột quỵ [1]. Họ kết luận rằng bạn không cần hạn chế cholesterol, bạn không cần hạn chế chất béo bão hoà. Chất béo bão hòa thực sự không phải là một vấn đề và có thể mang lại lợi ích. Trên thực tế, theo nghiên cứu của họ, nó đang đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ.
Có một nghiên cứu được gọi là "The Women's Health Initiative". Đây là một nghiên cứu lớn, có lẽ là một trong những nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện từ trước đến nay. Nó chắc chắn là nghiên cứu đắt đỏ nhất, khoảng 700 triệu đô la. Điều này thật điên rồ, nghiên cứu này có hàng trăm trang. Không có bất cứ điều gì mà họ đề cập trong kết quả của họ có ý nghĩa thống kê. Nếu một nghiên cứu nào đó không có ý nghĩa thống kê, bạn đơn giản không thể sử dụng nó, ngoại trừ một điều họ không báo cáo trong kết quả. Thật kỳ lạ, họ dường như đã bỏ qua điều này. Ở trang 600, họ nhận thấy rằng với nhóm phụ nữ có tiền sử bệnh tim mạch, nếu họ ngẫu nhiên chọn những phụ nữ đó vào nhóm kiểm soát với một chế độ ăn ít chất béo, kết quả cho thấy sự tăng lên các vấn đề tim mạch lên đến 26%. Nhắc lại, các phụ nữ đã từng mắc bệnh tim mạch, nếu họ sau đó chuyển sang một chế độ ăn ít chất béo, họ đã gặp vấn đề tim mạch nhiều hơn, 26% hơn, và điều này có ý nghĩa thống kê. Đó là phát hiện duy nhất trong một nghiên cứu 700 triệu đô la mà có ý nghĩa thống kê và bị bỏ qua trong kết quả báo cáo “một cách vô tình”.
Bạn là cholesterol và bạn cần cholesterol
Tất cả các nghiên cứu quy mô lớn sau năm 2015 đều cho thấy không có mối tương quan giữa cholesterol LDL và bệnh tim mạch. Nghiên cứu của Aseem và cộng sự vào năm 2015 đăng tải BMJ đã thực hiện một phân tích toàn diện (nguyên văn: meta-analysis), phát hiện ra rằng chất béo bão hòa không có mối liên hệ với tỷ lệ tử vong, bệnh tim mạch vành (CHD), đột quỵ hay tiểu đường loại 2 [2]. Không có mối tương quan. Tôi đã đề cập đến nghiên cứu của Ramsden và cộng sự vào năm 2016 trên BMJ, ông đã phát hiện ra rằng không có lợi ích về mặt sức khỏe nào với nhóm người được điều trị cholesterol cao, và phát hiện ra rằng có 22% tăng nguy cơ tử vong nếu giảm 0,78 mmol/ml lượng cholesterol được đo trong máu. Vậy, khi bạn giảm cholesterol, nguy cơ tử vong tăng lên. Nếu cholesterol thực sự tồi tệ như vậy, thì kết quả nghiên cứu phải là ngược lại, đúng không? Chúng tôi có những cấp độ để xếp hạng các cuộc nghiên cứu. Meta-analysis thường được coi là một trong những cấp độ cao nhất của bằng chứng khoa học, vì nó cung cấp một cái nhìn tổng quan và tổng hợp về một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Họ xem xét nhiều nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ hoặc tương quan tất cả các dữ liệu mà tất cả các nghiên cứu khác nhau này xem xét. Vì vậy, bạn có được một mẫu dân số lớn hơn nhiều. Nghiên cứu của Ham và cộng sự thực hiện vào năm 2017 được xuất bản trong Tạp chí Dinh dưỡng trong một phân tích toàn diện phát hiện ra rằng thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa không giảm các trường hợp bệnh tim mạch vành, tử vong do bệnh tim mạch vành hoặc tỉ lệ tử vong nói chung. Họ kết luận rằng các phân tích tổng hợp trước đó chỉ ra những lợi ích của việc chuyển đổi hai chất này là do bao gồm các thử nghiệm không được kiểm soát toàn diện. Vì vậy, họ đã thêm vào bằng chứng kém chất lượng để đưa ra một kết luận chủ quan.
Một nghiên cứu trên 68,000 người được xuất bản trên tạp chí BMJ phát hiện ra rằng ở những người trên 60 tuổi có chỉ số cholesterol LDL cao sống lâu hơn những người có chỉ số LDL thấp [3]. Họ cũng phát hiện ra rằng những người có chỉ số cholesterol LDL cao hơn có tỷ lệ nhiễm trùng và tỷ lệ ung thư thấp hơn. Có lẽ cholesterol không phải là yếu tố tiên quyết dẫn đến đến kết quả trên, nhưng chúng ta không thấy điều ngược lại. Chúng ta không thấy rằng chỉ số cholesterol cao hơn tương quan với những kết quả tiêu cực, ngược lại chỉ số cholesterol cao hơn cho thấy dấu hiệu tích cực về mặt sức khoẻ. Cholesterol thấp cũng liên quan đến trầm cảm. Các tài liệu đăng tải trên các tạp chí tâm lý học và các tạp chí khác cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người có mức độ cholesterol LDL thấp hơn. Đáng sợ hơn là, những người có cholesterol LDL thấp và trầm cảm có xu hướng tự sát cao hơn rất nhiều. Vậy nên, ngay cả các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học cũng đang khuyến khích bệnh nhân của họ tăng mức cholesterol LDL.
Cholesterol cũng là tiền đề quan trọng cho nhiều thứ trong cơ thể bạn, vitamin D chẳng hạn. Năm nhóm hormone: progestogens, glucocorticoids, mineralocorticoids, androgens, estrogens, những thứ này rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Nếu cơ thể thiếu hụt những thứ này, bạn sẽ gặp vấn đề và bạn sẽ không thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Cholesterol tạo ra các hormones trên và mọi người nói rằng cơ thể chúng ta tự tạo ra cholesterol nên đây là một chất dinh dưỡng không cần thiết. Vâng, gan chúng ta thực sự tạo ra cholesterol, nhưng chỉ tạo ra khoảng 70% những gì chúng ta cần. Vậy nên, bạn cần tiêu thụ một lượng cholesterol nhất định. Cholesterol tạo thành màng tế bào của mỗi tế bào trong cơ thể bạn. Tôi đã học điều này ở lớp tám. Tôi nhớ đã nhìn thấy điều này, tất cả các phân tử cholesterol là màng tế bào của bạn. Tôi đã nghĩ làm sao mà cholesterol có thể gây hại cho bạn nếu cơ thể chúng ta một phần được tạo ra từ cholesterol đúng không?
Trích dẫn
[1] Astrup, A., Magkos, F., Bier, D. M., Brenna, J. T., de Oliveira Otto, M. C., Hill, J. O., King, J. C., Mente, A., Ordovas, J. M., Volek, J. S., Yusuf, S., & Krauss, R. M. (2020a). Saturated Fats and Health: A reassessment and proposal for food-based recommendations. Journal of the American College of Cardiology, 76(7), 844–857. https://doi.org/10.1016/j.jacc.2020.05.077
[2] Malhotra, A., Redberg, R. F., & Meier, P. (2017). Saturated fat does not clog the arteries: Coronary heart disease is a chronic inflammatory condition, the risk of which can be effectively reduced from healthy lifestyle interventions. British Journal of Sports Medicine, 51(15), 1111–1112. https://doi.org/10.1136/bjsports-2016-097285
[3] Ravnskov, U., Diamond, D. M., Hama, R., Hamazaki, T., Hammarskjöld, B., Hynes, N., Kendrick, M., Langsjoen, P. H., Malhotra, A., Mascitelli, L., McCully, K. S., Ogushi, Y., Okuyama, H., Rosch, P. J., Schersten, T., Sultan, S., & Sundberg, R. (2016). Lack of an association or an inverse association between low-density-lipoprotein cholesterol and mortality in the elderly: A systematic review. BMJ Open, 6(6). https://doi.org/10.1136/bmjopen-2015-010401